Track & Trace sẽ là giải pháp trả lời những thắc mắc tựa như:
* Hàng hóa của tôi hiện tại đang ở đâu rồi?
* Liệu bao giờ hàng sẽ đến nơi?
* Tình hình giao nhận hàng hóa hiện tại như thế nào?
Cùng Dienlanhmiennam.com tìm hiểu chi tiết hơn về Track & Trace là gì và tầm quan trọng của hoạt động Track & Trace trong Logistics thông qua bài viết sau.
1. Vậy Track & Trace là gì?
Track & Trace dịch nôm na có nghĩa là “Theo dõi và kiểm soát”.
Khái niệm này ban đầu được các đơn vị bưu chính lớn tại Mỹ đó là UPS và DHL đưa ra để hướng dẫn khách hàng tra cứu về việc giao các bưu phẩm, tài liệu thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Tuy nhiên, ngày nay, Track & Trace đang dần được mở rộng và áp dụng vào toàn bộ các hoạt động Logistics nói chung (không chỉ áp dụng riêng cho hoạt động giao hàng chặng cuối như trước nữa).
Phân tích sâu hơn một chút ta có thể hiểu “Track & Trace” là hoạt động bao gồm:
– Track: thể hiển việc theo dấu, xem lại quá trình luân chuyển của một loại hàng hóa hay vật thể nào đó.
– Trace: thể hiện các thông tin chi tiết liên quan đến quá trình luân chuyển hàng hóa nói trên, những thông tin này được cập nhật liên tục theo thời gian (real-time).
2. Lợi ích của Track & Trace là gì?
Có thể nói sự xuất hiện và phổ biến hoạt động “Track & Trace” giúp cho các cá nhân/doanh nghiệp chủ động hơn trong việc điều tiết dòng luân chuyển hàng hóa, sản phẩm, tài sản, … Tạo điều kiện cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ Logistics.
Các thông tin về hàng hóa luân chuyển được thể hiện minh bạch, kịp thời giúp người sử dụng thực sự “làm chủ” dòng hàng cũng như cảm thấy hàng hóa được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn.
Nhờ “Track & Trace”, mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng được cải thiện, tiết kiệm thời gian sản xuất – kinh doanh, giảm lãng phí, tăng lợi nhuận và nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ. Một số lợi ích tiêu biểu mà chúng ta có thể thấy ngay khi sử dụng “Track & Trace” bao gồm:
– Quản lý dòng nguyên liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra một cách chi tiết: Mọi hoạt động từ lúc hàng hóa chỉ là nguyên liệu cho đến khi tạo ra thành phẩm đều được ghi nhận. Chủ doanh nghiệp có thể nằm toàn bộ quy trình hàng hóa trong chuỗi cung ứng, xử lý nhanh chóng các bất thường nhanh chóng, đảm bảo hoạt động của đơn vị được vận hành ổn định.
– Cập nhật thông tin Real-time: đây có thể nói là lợi ích hàng đầu của Track & Trace. Hoạt động vận hành, khai thác, luân chuyển được cập nhật liên tục theo thời gian thực giúp cho bộ phận quản lý có điều kiện theo dõi, kiểm soát, có đầy đủ thông tin để đánh giá, ra quyết định.
– Cải thiện chất lượng hoạt động Logistics: mọi thông tin được cập nhật và ghi nhận tạo điều kiện cho các hoạt động đánh giá được thực hiện minh bạch, xem xét mọi khía cạnh, cắt bỏ những công đoạn thừa, cải tiến các bước vận hành, quản lý hàng hóa chính xác hơn, …
– Chủ động hơn, hạn chế các cấp trung gian: Thay vì phải nhờ trợ lý hay truy xoát nhiều cấp để có được thông tin mình cần, giờ đây với Track & Trace, mọi thông tin cần thiết đều nằm trong tay doanh nghiệp, chúng ta có thể truy xuất và sử dụng thông tin nhanh chóng, ngay khi cần.
3. Quá trình Track & Trace được cập nhật như thế nào?
Hệ thống Track & Trace sẽ ghi lại mọi thông tin, dữ liệu được xử lý trong cả một quá trình.
Để dễ hiểu, hãy coi cả chuỗi cung ứng là một quy trình với nhiều “điểm nút” Logistics.
Tại mỗi điểm nút, chúng ta có thể thực hiện các tác vụ khác như: Nhập hàng hóa, Nhập kho hàng, Điểm phẩn phối, Điểm hải quan, … Những điểm nút chính là những mắt xích hình thành nên cả chuỗi cung ứng.
Tập hợp những điểm nút theo thứ tự cho ta cả một quy trình hàng hóa được luân chuyển trong chuỗi cung ứng.
Track & Trace sẽ ghi nhận thông tin, trạng thái chi tiết ở từng điểm nút này. Từ đó bộ phận quản lý của doanh nghiệp có thể theo dõi và biết được hàng hóa của mình hiện tại đang ở đâu, đến công đoạn nào và được xử lý ra sao.
Ví dụ thông tin cập nhật về chuỗi cung ứng giao hàng đơn giản:
– Tại điểm nút “Khách hàng”: Track & Trace sẽ ghi nhận thời gian hàng hóa đã được tiếp nhận, trạng thái xử lý, thời gian tiếp nhận.
– Tại điểm nút “Bưu cục đến”: Track & Trace ghi lại các thông tin về hàng hóa được xử lý, phân loại, chia tuyến, …
– Tại điểm nút “Trung tâm phân phối”: Track & Trace ghi lại thông tin hàng hóa được giao & nhận, trạng thái, mã vạch, thông tin chi tiết khác có liên quan.
– Tại điểm nút “Bưu cục trả”: Track & Trace ghi lại thông tin hàng hóa được giao đến, thời gian phân loại xử lý, thông tin người giao nhận, trạng thái giao nhận
– Tại điểm nút “Người nhận”: Track & Trace ghi lại trạng thái giao hàng, …
Track & Trace sẽ ghi lại các thông tin chi tiết ở từng điểm nút, tạo thành một kho dữ liệu giúp bộ phận quản lý kiểm soát hoạt động của chuỗi cung ứng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn Track & Trace là gì, ứng dụng cũng như cách các thông tin được hệ thống Track & Trace ghi nhận.
Nếu cần hiểu sâu hơn về hệ thống này, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Dienlanhmiennam.com để nhận tư vấn chi tiết hơn.