Freight forwarder là gì vậy? Forwarder từ lâu là những cá nhân/tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trong vận tải hàng hóa, Logistics. Cùng tìm hiểu khái niệm và vai trò của Forwarder trong quá trình xuất nhập hàng hóa?
Cùng Dienlanhmiennam.com tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết chi tiết dưới đây các bạn nhé.
1. Chính xác Forwarder là gì?
Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder… là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding). Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.
2. Vai trò của Forwarder trong quá trình xuất nhập hàng hóa?
Nhiều người cho rằng những người làm Forwarder đơn thuần chỉ là “cò” kiếm tiền bằng việc hưởng chênh lệch giá cước vận tải hàng hóa. Điều này chỉ đúng với những cá nhân, tổ chức đơn lẻ, lập ra để giải quyết các bài toán, mối hàng nhất thời.
Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh và xác định “Forwarder” là hướng đi lâu dài thì họ coi đây là giải pháp giúp các đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa an toàn và tiết kiệm hơn.
Thực vậy, bởi:
– Các doanh nghiệp nhỏ lẻ đơn thuần có nhu cầu về việc xuất nhập khẩu hàng hóa rất khó có thể tiếp cận và có giá cước tốt với các hãng vận tải. Với vai trò người đứng giữa đảm bảo, các Forwarder có thể đem tới giải pháp vận chuyển hàng hóa rẻ hơn và nhanh hơn cho đơn vị.
– Các FWD có mối quan hệ rất tốt với nhiều hãng vận tải khác nhau, họ biết đầu là tuyến có lợi cho khách hàng của mình, họ cũng có thể hỗ trợ đóng, ghép nhiều lô hàng khác nhau cùng 1 điểm đến để tối ưu thêm chi phí cho doanh nghiệp.
– Bên cạnh đó, các Forwarder cũng hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc hoàn thiện các thủ tục hải quan, chứng từ, giấy phép xuất nhập, hay cung ứng các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh hiệu quả.
Những dịch vụ / nhiệm vụ khác của forwarder
Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến:
- Thông quan – Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu
- Những vấn đề liên quan đến chứng từ – chẳng hạn như vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin), giấy phép xuất nhập khẩu
- Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.
Một số tiêu chí để lựa chọn Forwarder
- Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không.
- Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn.
- Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không. Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…
- Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C
Một số đơn vị Forwarder tham khảo?
Tại Việt Nam, có khá nhiều các cá nhân/tổ chức đang làm Forwarder. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng các công ty uy tín, nhiều năm kinh nghiệm, có thể tìm kiếm được thông tin trên danh bạ, hiệp hội giao nhận.
Hạn chế sử dụng các cá nhân/đơn vị nhỏ lẻ, mới thành lập hoặc không thể kiểm chứng thông tin, năng lực phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Một số những đơn vị Forwarder lớn trong nước và quốc tế mà các doanh nghiệp có thể tham khảo như:
– Các doanh nghiệp trong nước: Vinatrans, Sotrans, Vinalink, …
– Các doanh nghiệp quốc tế:Panalpina, K+N, Schenker, Expeditors, DHL, Ceva, …
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về Forwarder là gì? Vai trò của FWD trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu có thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!