Nếu như bạn là người mới bước đầu làm quen với điện lạnh. Chắc hẳn bạn sẽ cũng như tôi ngày trước. Đó là thắc mắc những câu hỏi liên quan đến tụ điện là gì ? Và tụ điện có công dụng như thế nào? Nguyên lý hoạt động của tụ điện ra sao?…
Để hỗ trợ bạn đọc có thêm nhiều kiến thức xoay quanh chủ đề tụ điện. Điện Lạnh Miền Nam, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết chi tiết về chủ đề tụ điện qua bài viết sau đây.
Tụ điện là gì?
Tụ điện là một linh kiện điện tử mà ở nó có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện. Hay tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong cùng một điện trường. 2 bề mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách bởi điện môi (dielectric) – là những chất không dẫn điện như: Giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica…
- Đây là một linh kiện điện tử thụ động rất quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các mạch điện.
- Tụ điện còn được gọi theo tiếng anh là Capacitor và được viết tắt là chữ “C”.
- Có nhiều loại tụ điện khác nhau và nó được phân loại dựa trên cấu tạo của tụ điện.
Quy ước
- Đơn vị của tụ điện là Fara. Cách quy đổi 1 Fara: 1F = 10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara
Cấu tạo của tụ điện
- Tụ điện có cấu tạo gồm hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…
- Điện môi sử dụng cho tụ điện là những chất mà ở nó không có tính dẫn điện gồm thủy tinh, giấy, giấy tẩm hóa chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.
Phân loại tụ điện:
- Tụ hóa: là những tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ này được thể hiện giá trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 µF đến 0,4700 µF.
- Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: là những tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF.
- Tụ xoay: Đúng như tên gọi, cấu tạo của tụ điện này giúp nó có thể xoay để đổi giá trị điện dung.
- Tụ Li ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều.
Nguyên lý hoạt động của tụ điện
- Nguyên lý hoạt động của tụ điện dựa trên nguyên lý phóng nạp. Hiểu nôm na là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc quy nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường, nó lưu trữ hiệu quả các electron và sau đó phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện.
- Nhưng các tụ điện này không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Do đó, đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc quy.
Nguyên lý nạp xả này của tụ điện là tính chất đặc trưng của nó và cũng là nguyên lý cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Và cũng nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Mặc khác, nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian khi ta cắm nạp hoặc xả tụ thì nó rất dễ gây ra hiện tượng chập cháy nổ và có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây cũng chính là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.
Tụ điện có công dụng gì?
- Tụ điện là thiết bị được biết đến nhiều nhất với khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ như ắc qui. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện. Đây cũng là công dụng chính của tụ điện.
- Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Vì vậy có thể nói đây là trợ thủ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.
- Thêm nữa đó là, tụ điện hoạt động trên nguyên lý nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều. Cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền đi tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có chênh lệch điện thế.
- Một công dụng nữa đó là tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm…
Đến đây, thì chắc hẳn bạn đọc cũng đã nắm được ít nhiều kiến thức về tụ điện rồi chứ nhỉ. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn đọc cũng như có thêm nhiều thông tin về tụ điện là gì.
>>>> Xem thêm: FCU là gì?