Trang chủ > Tin tức > Điện là gì? Những kiến thức bạn cần biết về điện?

Điện là gì? Những kiến thức bạn cần biết về điện?

Máy lạnh, ti vi, máy giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, kho lạnh, máy sấy…để các thiết bị này hoạt động được chúng ta phải cung cấp nguồn điện cho nó.

Vậy điện là gì? Nó được tạo ra như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Điện là gì?

Điện là một khái niệm tổng quát để chỉ ra các hiện tượng mà nguyên nhân chính là  do các hạt mang điện tích chuyển động hay đứng yên cũng như điện trường và từ trường mà do chúng tạo nên.

Các hạt mang điện tích là những hạt có điện tích âm (như là electron, hay còn gọi là điện tử), và điện tích dương (như là proton và các ion dương). Các hạt điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, còn các hạt mang điện tích trái dấu thì hút nhau với các lực tương ứng gọi là lực đẩy và lực hút điện.

Điện được tạo ra như thế nào?

  • Ngày nay, điện phần lớn là được sản xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện. Điện năng có thể tạo ra từ nhiều nguồn năng lượng sơ cấp khác nhau, nhưng cơ bản chúng hoạt động đều dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ
  • Trong pin và ắc quy thì điện năng được tạo ra bởi các phản ứng hóa học.
  • Trong các máy phát điện bằng nhiên liệu, điện năng có được do qua các quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa.
  • Quá trình truyền tải điện từ các máy phát điện đến các thiết bị điện thường sử dụng các vật cứng chứa các electron có khả năng dẫn điện như đồng, bạc, nhôm…

Tác dụng của điện

  • Tác dụng nhiệt: bàn là, bóng đèn dây tóc,
  • Tác dụng phát sáng: bóng đèn huỳnh quang, đèn led,..
  • Tác dụng sinh lý: châm cứu, cấp cứu, sốc tim,..
  • Tác dụng từ: quạt điện, chuông cửa,..
  • Tác dụng hóa học, mạ kim loại, mạ vàng…

Mức độ nguy hiểm của điện như thế nào?

Điện nó có vừa có mức độ an toàn vừa có mức độ nguy hiểm đến cơ thể của con người hay bất cứ động vật nào khi tiếp xúc với nó. Tùy vào cường độ của dòng điện mà khi tiếp xúc với nó có thể bị những hậu quả khác nhau.

Mức an toàn: đó là những dòng điện có cường độ nhỏ thường được sử dụng trong việc chữa bệnh ở các bệnh viện thường những dòng diện này có giá trị khoảng vài mA.

Mức độ nguy hiểm: Những dòng điện xoay chiều có cường độ lớn hơn (trên 10 mA) là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người hay bất cứ động vật nào, một khi cơ thể người tiếp xúc với nguồn điện một chiều trên 50 mA thì có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, khi xảy ra hiện tượng chập điện, mà nguồn điện lại tiếp xúc với nước thì cường độ điện tăng lên rất cao, rất là nguy hiểm. Điện cũng là nguyên nhân gây ra các trận hỏa hoạn do chập điện gây ra.

Những nguyên nhân gây ra chập điện

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng bị chập điện đó là:

  • Có thể do cơ thể người vô tình chạm trực tiếp vào đường dây dẫn điện trần không được bao bọc vỏ cách điện hoặc dây dẫn bị hở cách điện gây ra phóng điện.
  • Có thể do thiết bị sử dụng điện nào đó trong nhà bị rò rỉ điện ra vỏ dẫn điện gây nên
  • Sửa chữa các thiết bị điện trong nhà mà không cắt nguồn điện cung ứng. vật dụng thử điện, sửa chữa không an toàn.
  • Do mưa bão, làm đường dây điện đứt rơi xuống đất nhưng nguồn phát điện chưa được ngắt.
  • Quá trình xây dựng nhà tính toán sai khoảng cách với đường dân điện
  • Chập điện cũng có thể do trẻ em còn em chạm vào những ổ điện để sát tầm tay với của bé….

Biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Điện, rất là nguy hiểm đến tính mạng con người, vì vậy, khi sử dụng điện, và sửa chữa điện thì người dùng nên:

  • Sử dụng các đường dây, thiết bị được bao bọc vỏ cách điện tốt nhất.
  • Nên lắp aptomat để tự động ngắt điện khi có sự cố điện xảy ra trong gia đình.
  • Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện trong nhà để tránh sự rò rỉ. (dùng bút thử điện).
  • Cẩn thận với các ổ điện, đường dây tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Lắp mới các thiệt bị điện dụng để sử dụng nên nôi tiếp đất thiết bị đó.
  • Đảm bảo khoảng cách an toàn với trạm biến áp, nguồn điện cao áp.
  • Trời mưa to, sấm chớp, không nên đứng dưới những gốc cây cao to hay khu đất trống.
  • Đặc biệt, khi có đường dây điện đứt rơi xuống đật hoặc cột điện ngã thì nên báo với điện lực biết để xử lý kịp thời tránh gây hậu quả đáng tiếc.

Khi sửa chữa thiết bị điện, phải tuần thủ quy tắc:

  • Ngắt nguồn điện trước khi tiếp xúc sửa chữa thiệt bị điện nào đó trong nhà.
  • Sử dụng vật lót cách điện, đồ bảo hộ lao động cách điện khi bắt đầu sửa chữa.

Các cột mốc lịch sử bạn cần biết:

  • Năm 1770: Luigi Galvani quan sát các hiện tượng ở đùi ếch.
  • Năm 1775: Alexandro Volta chế tạo ra điện phần.
  • André Marie Ampe (1775-1836) sáng chế ra điện kế và nam châm điện.
  • Cuối thế kỷ 18 Charles Augustin de Coulomb phát hiện ra lực tác dụng giữa 2 điện tích (định luật Coulomb).
  • Georg Simon Ohm (1789–1854) phát biểu định luật Ohm nêu mối liên hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế.
  • Michael Faraday (1791–1867) phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện và các Định luật điện phân Faraday.
  • James Prescott Joule (1818–1889) phát hiện mối liên hệ giữa nhiệt và dòng điện chạy qua.
  • James Clerk Maxwell (1831–1879) phát biểu các định luật cơ bản của điện năng.
  • Năm 1866 Werner von Siemens phát minh ra máy phát điện.
  • Năm 1877 Thomas Alva Edison sáng chế ra bóng điện.

Đến đây, thì chắc bạn đọc đã hiểu rõ hơn về điện là gì rồi chứ. Mong rằng, với những gì vừa chia sẽ của Điện lạnh Miền Nam, sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức về chủ đề này.

1.6 5 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x