Trang chủ > Tin tức > Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi của chiller như thế nào?

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi của chiller như thế nào?

Quy trình bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi trong hệ thống chiller cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu. Hãy cùng Điện Lạnh Miền Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Thiết bị ngưng tụ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất làm việc, độ bền, và độ an toàn của hệ thống chiller. Nếu không được bảo dưỡng định kỳ, hiệu suất hoạt động có thể giảm sút, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, cần thực hiện vệ sinh thiết bị ngưng tụ mỗi 3 tháng một lần. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn và cặn bám, đồng thời ngăn chặn sự cố không mong muốn.

Những công việc phải làm khi bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ như sau

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

  • Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt
  • Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị
  • Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
  • Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ
  • Vệ sinh bể nước, xả cặn
  • Kiểm tra, thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan

Bảo dưỡng bình ngưng

Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc dùng hoá chất để vệ sinh.

Khi cáu cặn bám thành lớp dày và chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén

Với trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành vệ sinh cơ học. Trong quá trình vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để vệ sinh bên trong đường ống. Lưu ý là không được làm xây xước bên trong đường ống. Bởi các vết xước có thể làm cho đường ống bị rỉ hoặc dễ tích tụ bẩn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

Vệ sinh tháp giải nhiệt và thay nước mới

Định kỳ xả air và cặn bẩn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.

Xả khí không ngưng trong bình ngưng

Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt

Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi

Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng.

Phải thường xuyên xả cặn bẩn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.

Vệ sinh và thay thế vòi phun

Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.

Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng

Dàn ngưng kiểu tưới

Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt trong dàn ngưng kiểu tưới tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẩn

Nguồn nước sử dụng cho dàn ngưng có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa nước.

Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.

Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ.

Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí

Vệ sinh bộ lọc bằng chổi chuyên dụng hoặc là nước sạch

Cân chỉnh quạt và bảo dưỡng động cơ quạt

Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng

Bảo dưỡng thiết bị bay hơi của hệ thống chiller

Bảo dưỡng thiết bị bay hơi của hệ thống chiller

Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí

Xả băng dàn lạnh: Việc này cần làm thường xuyên, một ngày tối thiểu phải xả 2 lần.

Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Khi băng bám quá nhiều, luồng không khí bị thu hẹp. Làm tăng trở lực của dòng điện quạt. Việc theo dõi dòng điện quạt dàn lạnh để biết thời điểm nào xả băng là hợp lý nhất

Xả băng dàn lạnh

Đầu tiên: Hút hết gas trong dàn lạnh

Tiếp đến Xả băng dàn lạnh

Cuối cùng: làm khô dàn lạnh

Bảo dưỡng quạt dàn lạnh

Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cần ngừng hoạt động của hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh, dùng chổi quét sạch. Nếu không được thì dùng nước sạch để rửa hệ thống

Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra bên ngoài

Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh

Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển

Bảo dưỡng dàn lạnh xương cá

Với dàn lạnh xương cá ít khi bị bám bẩn, các công việc liên quan đến dàn lạnh xương cá bao gồm:

Định kỳ xả dầu tích tụ trong dàn lạnh

Bảo dưỡng bộ cánh khuấy

Bảo dưỡng bình bay hơi

Bình bay hơi ít xảy ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì thế, cần thường xuyên xả dầu tồn đọng bên trong bình, đồng thời vệ sinh xả cặn nếu sử dụng nước làm lạnh nước

Hy vọng với những chia sẻ của Điện Lạnh Miền Nam sẽ hữu ích với bạn. Để nhận tư vấn về các thiết bị trong ngành kỹ thuật và điều hòa không khí thì hãy liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi nhé

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x